Tất cả mọi người và mọi vật trên cõi đời này không ít thì nhiều đều có các mối tương quan và tương duyên với nhau hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp giữa người và người, giữa người và động vật, giữa người và thực vật, giữa người và môi trường thiên nhiên, v. v và v. v… Trong tất cả các mối liên hệ đó, mối liên hệ giữa người và người, đặc biệt là mối quan hệ giữa thầy và trò, trò và thầy được trình bày trong bài viết này.
Teacher–Student Relationships in Buddhist Education[2]
Everyone and everything in this world more or less have the inter-relationships and inter-conditions with one another either indirectly or directly – between people and people, between people and animals, between people and plants, between people and natural environment, so on and so forth. Of all the relationships, the relationships between people and people, especially the relationships between teachers and students, students and teachers are presented in this presentation.
Trong chủ đề của bài viết này, ta bắt gặp từ giáo dục Phật giáo được chia thành hai từ khác nhau: Giáo dục và giáo dục Phật giáo. Những từ Pāli của “giáo dục” là “Sikkhā, Sikkhana, hoặc Sikkhāpana” bao hàm ý nghĩa giảng dạy, giáo huấn, hướng dẫn, đào tạo, nghiên cứu, học tập[3]… và đề cập tới việc tu tập và phát triển đạo đức và tinh thần của con người. Giáo dục đúng có khả năng ngăn ngừa con người ra khỏi thân tâm bất tịnh,[4] không những dạy con người một vài phương tiện kiếm sống, mà còn giúp con người sống đời sống tinh thần và đạo đức vững chãi.[5]
In the topic of this writing, we see the word of Buddhist education divided into two different words: Education and Buddhist education. The Pāli words of “education” which are “Sikkhā, Sikkhana, or Sikkhāpana” denote teaching, instruction, guidance, training, study, learn, etc.,[6] and refer to ethical training and spiritual development of people. Proper education which has the ability to prevent them from an impure body and mind[7] not only teaches people some various means of earning livelihood, but also helps them to lead a stable moral and spiritual life.[8]
Giáo dục Phật giáo có nghĩa là tránh làm các điều ác, làm các việc lành[9], giữ tâm ý trong sạch, là tiến trình tu tập, nhận diện, sửa đổi và chuyển hóa điều sai thành điều đúng, điều bất thiện thành điều thiện, vô minh (Avijjā) thành minh (Avijjā),[10] nhân tánh thành Phật tánh, khổ đau thành hạnh phúc, phiền não thành Bồ đề (Bodhi), v. v… Giáo dục Phật giáo nhằm đào tạo chúng ta trở thành con người chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi, an vui và hạnh phúc như Bậc giác ngộ.[11]
Buddhist education, which means to avoid the evil, to do the good, to purify one’s mind,[12] is the process of cultivating, recognizing, reforming and transforming wrong into right, unwholesome into wholesome, ignorance (Avijjā) into clear understanding (Vijjā),[13] human nature into Buddha nature, suffering into happiness, defilements into enlightenment, etc. Buddhist education aims at training us to become people of mindfulness and awakening, steadiness and carefreeness, peaceful joy and happiness like an enlightened Being.[14]
Đối tượng của giáo dục và giáo dục Phật giáo ở đây chính là con người tỉnh thức, con người này có nhiều mối liên hệ với nhau rất gần gũi, được hiểu là thầy và trò.
The objects of education and Buddhist education here are mainly awakening people, who have very close relationships with one another, are understood as teachers and students.
Thực vậy, trong giáo dục Phật giáo, các mối liên hệ giữa thầy và trò, trò và thầy là những mối liên hệ đặc thù được nối kết với nhau bằng tình thầy trò, tình huynh đệ, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình tương trợ, tương thân, tương ái, tương kính, v. v… qua việc hành trì và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong cuộc sống hằng ngày của mình một cách chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi ngay tại thế gian này.
Indeed, in Buddhist education, the relationships between teachers and students, students and teachers are the specific relationships connected together by sentiment of teachers and students, that of brother/sisterhood, that of Dharma friends, sentiment of co-practitioners, mutual assistance, mutual affection, mutual love, mutual respect, etc. through the practice and application of the World-Honored One’s teachings in their daily lives mindfully and awakeningly, steadily and relaxedly right in this world.
Như quý vị biết thầy là người đi trước được hiểu là người hướng dẫn, dẫn đường; trò là người đi sau được hiểu là người được hướng dẫn, có khả năng đi theo con đường thiện mà thầy đã chỉ dẫn. Cả người hướng dẫn và người được hướng dẫn đều có nhiều mối liên quan với nhau rất mật thiết qua việc tu học, hành trì, ứng dụng, và nếm được hương vị an lạc của chánh pháp để đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông.
As you know teachers are the older generation understood as guides who show the noble path; students are the younger generation understood as instructed people who have the capacity to follow the path to which teachers have guided them. Both the instructors and the instructed have a many-faceted close relationship with one another through cultivation, training, application, and taste of the Dharma peace flavors to bring peace and happiness to all.
Theo cái nhìn tương tức, thầy và trò, trò và thầy đều là những người kế thừa, trao truyền và tiếp nối từ nhiều thế hệ đi trước đến các thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Thầy là người thuộc thế hệ đi trước có trách nhiệm tiếp nối những uy nghi, tế hạnh, ý nghĩ, lời nói, và việc làm chân chánh của những người thầy của thầy mình, và truyền trao lại cho những người đi sau. Trò là người thuộc thế hệ đi sau có bổn phận và trách nhiệm tiếp nối thân giáo, khẩu giáo, và ý giáo của người thầy mình, và truyền trao lại cho các thế hệ đi sau, tức đệ tử của mình.
According to inter-connected and interdependent views, teachers and students, students and teachers are the inheritors, transmitters and connectors of the Dharma from previous generations to present generations and future generations. Teachers, who are the people of the former generation, have the responsibilities to connect solemnities, fine actions, right thoughts, speeches and doings of teachers of students’ teachers, and to transmit them to followers. Students who are the people of the latter generation have the duties and responsibilities to embrace bodily teachings, verbal teachings, and thoughtful teachings of their teachers, and to transmit them to the next generation, namely students’ disciples.
Thầy và trò, trò và thầy vừa là người trao truyền vừa là người tiếp nối, vừa là người tiếp nối, vừa là người trao truyền, vừa là người hướng dẫn vừa là người kế thừa, vừa là người kế thừa vừa là người hướng dẫn, song cả hai đều có khả năng học đạo, hiểu đạo, hành đạo, hoằng đạo và hộ trì đạo pháp của đức Thế Tôn trong hiện tại cũng như trong tương lai trên khắp hành tinh này. Hiểu và thực hành được như vậy, cả thầy lẫn trò đều có khả năng đưa đạo Phật đi về tương lai một cách vững chãi và thảnh thơi qua việc thực tập và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong cuộc sống hằng ngày của mình để đem lại lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. Do vậy, các mối liên hệ giữa thầy và trò, trò và thầy là những mối liên hệ rất đặc biệt, quan trọng, thân thiện, gần gũi và chặt chẽ.
Teachers and students, students and teachers are both transmitters and connectors, both connectors and transmitters, both instructors and inheritors, both inheritors and instructors, yet both kinds of those people have the ability to learn the Dharma, understand it, practice it, preach it, and protect the World-Honored One’s Dharma in the present as well as in the future all over the planet. Understanding and practicing like this, both teachers and students have the capacity to lead Buddhism to the future steadily and calmly through the practice and application of the World-Honored One's Dharma in their daily lives, so as to bring benefits to themselves and to others right in this life. Therefore, the relationships between teachers and students, students and teachers are very special, important, friendly, and close relationships.
Chúng ta biết các mối liên hệ giữa thầy với trò, và trò với thầy được đề cập rõ trong Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) số 3 thuộc Kinh Trung Bộ I (Majjhima Nikāya) qua việc tu học và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn để đem lại tiếng tốt, uy tín, uy nghi, hòa hợp, đoàn kết, sức mạnh, vững chãi, và thảnh thơi cho tự thân, cho đoàn thể tu học, cho cộng đồng, và cho xã hội.
We know the relationships between teachers and students, students and teachers are mentioned in the Sutta of the Dharma Inheritance (the Dhammadāyāda Sutta) No. 3 of Majjhima Nikāya through cultivation and application of the World-Honored One's Dharma to bring renown, prestige, solemnity, harmony, solidarity, strength, steadiness, and relaxation to themselves, to the cultivation organization, to the community, and to society.
Trong quá trình hoằng dương chánh pháp và phục vụ nhân sinh, trước hết, cả thầy lẫn trò phải là những người sống đời sống gương mẫu, chánh niệm và tỉnh giác thông qua việc thừa tự pháp, hơn là thừa tự tài vật. Tuy nhiên, thừa tự tài vật thích hợp, đúng người, đúng việc, đúng chỗ và đúng lúc, cả thầy lẫn trò đều có thể đem lại lợi ích cho nhiều người bởi vì họ là những hành giả tỉnh thức nguyện sống cuộc đời tỉnh thức, cùng đi trên đường vui, tu tập giải thoát, làm an lạc cuộc đời.
In the process of preaching the Dharma and serving humanity, first of all, both teachers and students lead their exemplary, mindful and awakening lives through their inheritance of the Dharma, rather than that of material goods. However, inheriting material goods appropriately with the right people, at the right works, at the right places and at the right time, both teachers and students can bring benefits to many people because they are awakening practitioners who vow to live their awakening lives go together on the path of happiness, cultivate to achieve liberation, and make peacefulness of life.
Chúng ta biết thừa tự pháp là nghĩa đen, nghĩa bóng của nó có nghĩa là cả thầy lẫn trò cùng nhau học pháp, hiểu pháp, hành pháp, hộ pháp, hoằng pháp, và ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày của mình để đem lại an lạc và lợi ích cho tự thân và cho tha nhân ngay cuộc đời này. Thừa tự pháp có nghĩa là quá trình tu tập và chuyển hóa thân tâm của thầy và trò. Trong quá trình tu tập này, cả thầy và trò đều có khả năng chuyển hóa những tập khí bất thiện như tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến… thành việc thực hành, nuôi dưỡng và phát khởi tâm bố thí, từ bi, trí huệ, khiêm nhường, tin tưởng, chánh kiến…
We know inheritance of the Dharma is the literal meaning, its figurative meanings mean both teachers and students together learn the Dharma, understand it, practice it, protect it, preach it, and apply the Buddha Dharma in their everyday lives to bring peacefulness and benefits to themselves and others right in this life. Inheritance of the Dharma means the process of cultivation and transformation of teachers’ and students’ bodies and minds. In the course of this cultivation, both teachers and students have the capacity to transform unwholesome habits such as greed, anger, delusion, arrogance, wrong views, etc. into practice, nurture and the development of the heart of almsgiving, compassion, wisdom, humility, trust, right view, etc.
Nhờ thực tập pháp thừa một các chuyên cần, cả thầy lẫn trò đều có khả năng đem lại hạnh phúc cho người, yên vui cho gia đình, và thanh bình cho thế giới trong ánh sáng từ bi và trí tuệ của đức Thế tôn. Thầy và trò ở đây có thể là người xuất gia, hoặc có thể là người tại gia. Cả hai hạng người này tu tập ngon lành thì có thể đem lại hòa bình và hạnh phúc đích thực cho số đông. Những ai mà thực tập pháp thừa tự của đức Thế Tôn một cách vững chãi và thảnh thơi, thì họ sẽ thấy rằng thân tâm của họ luôn được thanh thản, nhẹ nhàng, và thư thái trong từng hơi thở, ý nghĩ, lời nói và việc làm chánh niệm, từ đây, an lạc và hạnh phúc có thể thấm nhuần và làm mát dịu thân tâm của hành giả.
By practicing the diligently inherited Dharma, both teachers and students have the ability to bring happiness to people, joy to family, and peace to the world in the light of compassion and wisdom of World-Honored One. Teachers and students here can be Monastics, or can be lay Buddhists. Both kinds of those people that cultivate well can bring authentic peace and happiness to the many. Those who practice the inherited Dharma of World-Honored One steadily and calmly will find that their bodies and minds always become carefree, gentle, and leisurely in each mindful breath, thought, speech and action. From there, peacefulness and happiness can permeate and cool practitioners’ bodies and minds.
Mặt khác, thừa tự tài vật, chúng ta chỉ có nhu cầu lợi dưỡng cho cá nhân, không có ý thức tu tập cho tự thân và cho tha nhân, thì chúng ta chắc chắn sẽ bị thế gian chê cười và chỉ trích. Việc thừa tự tài vật như vậy mang ý nghĩa tự lợi, không mang ý nghĩa tu tập cho tự thân và tha nhân. Thừa tự tài vật trong trường hợp này có nghĩa là không rộng lượng, không vị tha, và chỉ biết thụ hưởng lợi ích cho cá nhân. Tài vật ở đây được hiểu là vật chất như đồ mặt, đồ dùng, đồ ăn thức uống, thuốc men, tiền bạc…
On the other hand, inheritance of material goods, we only have needs to benefit us individually, without awareness of cultivation for ourselves and for others, we are will certainly be mocked and criticized by the world. Inheritance of material goods like this brings the meanings of self-benefit, it does not bring the meanings of cultivation for ourselves and for others. Inheritance of material goods in this case means non-generosity, selfishness, and only knowing to come in for our self-interest. Material goods are understood as belongings such as clothing, personal possessions, food and drink, medicine, money, etc.
Tuy nhiên, nếu thừa tự tài vật do người đàn việt cúng dường, thì cả thầy lẫn trò phải có ý thức biết đủ, nương vào đó để tu tập, để nuôi dưỡng thân tâm, để hoằng dương chánh pháp và làm lợi lạc cho nhân sanh. Thừa tự tài vật trong trường hợp này mang nhiều ý nghĩa tự lợi và lợi tha. Cả thầy lẫn trò sẽ không bao giờ bị thế gian chê cười và chỉ trích.
However, if inheriting material goods offered by patrons, both teachers and students that have to be aware to know sufficiently rely on those offerings to cultivate, to nurture their bodies and minds, to propagate the Dharma, and to benefit humanity. Inheriting material goods in this way brings many meanings of benefiting oneself and benefiting others. Both teachers and students will never be mocked and criticized by the world.
Người có tu có học thừa tự tài vật thích hợp để làm lợi ích đúng người, đúng việc, đúng nơi, đúng lúc, và đúng mục đích, thì họ có thể gặt hái được nhiều công đức; người không tu không học, hoặc có tu có học lai rai thừa tự tài vật không thích hợp không làm lợi ích đúng người, đúng việc, đúng nơi, đúng lúc, và không đúng mục đích, thì họ sẽ không gặt hái được nhiều công đức, hoặc đôi lúc họ không gặt hái được công đức nào cả.
Those who practice cultivation inherit material goods appropriately to benefit the right people, at the right places, at the right works, at the right time, and for the right purposes can reap a lot of merit. Those who do not cultivate, or who cultivate slowly and slowly inherit material goods inappropriately not to benefit the right people, at the right places, at the right works, at the right time, and for not the right purposes, will not reap much merit, or sometimes will not reap merit at all.
Qua việc làm từ thiện chân chánh và thừa tự tài vật thích hợp, thì chúng ta có thể gặt hái được nhiều phước đức; phước đức có được là do quá trình chúng ta tu tập, vun trồng và tạo tác công đức như tham gia các việc từ thiện, ủng hộ sinh viên nghèo, giúp người nghèo khổ… Có phước đức, chúng ta phát triển đời sống tâm linh rất vững chãi bằng cách hành trì và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong đời sống tu tập hằng ngày của mình để đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông.
Through doing the charitable activities correctly and inheriting material goods appropriately, we can reap a lot of merit and virtue; merit and virtue which are obtained are due to the process of our practice, cultivation, and creation of merit such as attendance in the charitable activities, supporting poor students, helping the poor and the needy, etc. With merit, we develop our spiritual lives very steadily by practicing and applying the World-Honored One’s Dharma in our daily lives.
Ví dụ tiêu biểu, nếu tiền được người thí chủ cúng dường dùng để nuôi Tăng chúng tu học, và đào tạo Tăng tài, thì mình phải sử dùng đồng tiền đó lo cho việc nuôi tăng chúng mà thôi. Ngược lại, nếu mình dùng đồng tiền đó lo cho việc xây Chùa, đúc chuông, và tạo tượng, mặc dù các việc làm đó đều mang ý nghĩa là làm việc cho Tam Bảo, nhưng trong trường hợp này, các việc làm trên đều không mang ý nghĩa thích hợp vì chúng ta sử dụng đồng tiền đó không đúng người, đúng chỗ, đúng việc, và không đúng lúc.
For typical example, if money which is donated by a benefactor is used for bringing up Monks and Nuns to cultivate and train them to become talented people, we only use that money for nourishing Monks and Nuns. Conversely, if we use that money for building a Temple, casting a bell, erecting a statue, although those works bring the meanings of doing for Three Jewels (the Buddha, the Dharma and the Sangha), in this case, the above-mentioned doings do not bring the meanings appropriately because we have used that money not for the right people, at the right place, at the right work, and not at the right time.
Tuy nhiên, có đôi lúc mình sử dụng đồng tiền của thí chủ cúng dường không thích hợp, không đúng người, và không đúng việc, chẳng hạn như, tiền thí chủ cúng dường cho việc xây Chùa, Tháp, mình sử dụng tiền đó cho việc in Kinh sách. Là hành giả, chúng ta cố gắng sửa đổi và chuyển hóa những ý nghĩ, lời nói và việc làm không chân chánh thành những ý nghĩ, lời nói và việc làm chân chánh để đem lại niềm tin và uy tín cho tự thân và cho đoàn thể. Do vậy, tiền cúng dường để đào tạo Tăng tài, thì mình chỉ sử dụng đồng tiền đó lo cho việc đào tạo Tăng tài. Tiền cúng dường để xây Chùa, thì mình chỉ dùng đồng tiền đó cho việc xây Chùa mà thôi…
However, sometimes we use money which is offered by a benefactor inappropriately, not with the right people and not for the right works, for instance, money is offered by benefactor for building the Temple and Stupa, we use that money for printing Scriptures. As practitioners, we try to correct and transform unmindful thoughts, speeches, and actions into mindful thoughts, speeches and actions to bring faith and prestige for ourselves and for the community. Therefore, money is offered for training Monks and Nuns, we only use that money for doing that purpose. Money is offered for building the Temple, we only use that money for doing that purpose.
Trong các trường hợp đề cập ở trên, chúng ta cần phải cẩn thận và có ý thức rất rõ về việc thừa tự tài vật do người đàn việt cúng dường. Dù các việc nhỏ hay việc lớn, miễn là mình làm trong ý thức chánh niệm và tỉnh giác, mình làm việc thích hợp với chánh pháp và thọ nhận tài vật với cái tâm chân chánh, thì các việc làm đó có khả năng đem lại an lạc và hạnh phúc cho số đông. Mình có thể vun trồng và gặt hái được công đức và phước đức ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại. Khi người khác nghe và thấy việc mình làm trong chánh niệm, thì họ đều cảm thấy hoan hỷ và ủng hộ việc làm chân chánh của chúng ta. Năng lượng tu tập, kinh nghiệm sống, áng sáng từ bi và trí huệ, an lạc và hạnh phúc trong ta có khả năng tỏa sáng đến nhiều người.
In the above-mentioned circumstances, we need to be careful and fully aware of inheritance of material goods offered by patrons. Whether big or small undertakings, as long as we act in consciousness of mindfulness and awakening, we act in accordance with the right Dharma and receive material goods with a sincere heart, then those actions have the capacity to bring peace and happiness to the many. We can cultivate and reap merit and virtue in the here and the now, in the present life. When others hear and see that we are acting in right mindfulness, then they will feel happy and support our right actions. Cultivated energy, lively experience, the light of compassion and wisdom, peacefulness and happiness in us have the ability to illuminate many people.
Như vậy, thừa tự tài vật, nếu ta tiêu thụ mỗi ngày một lượng vàng cho các việc từ thiện đúng người, đúng việc, đúng chỗ, và đúng lúc, chúng ta cảm thấy an vui và an tâm, và người khác cũng cảm thấy hoan hỷ. Nếu chúng ta dùng tài vật cho việc làm từ thiện không thích hợp, không đúng người, đúng việc, đúng chỗ, và không đúng lúc, khi chúng ta tiêu thụ mỗi ngày chỉ một tí vàng, tâm ta cảm thấy không an, không vui, lòng ta cảm thấy nao nao khó chịu, và đôi lúc chúng ta lại bị thế gian chê trách. Trong trường này, người cúng được phước rất nhiều, còn chúng ta được phước rất ít. Những ai thừa tự tài vật mà không nỗ lực tu tập và chuyển hóa nội tâm, thì họ không dễ gì gặt hái được công đức và phước đức.
Thus, having received material goods, if we consume each day a bar of gold for the charitable purposes, with the right people, the right works, at the right places and at the right time, we feel happy and at ease, and other people also feel happy. If we use material goods for the charitable doings inappropriately, not with the right people, the right works, not at the right places and not at the right time, when we consume each day a little bit of gold, our mind feels unpeaceful and unhappy, our heart feels uneasy and uncomfortable, and sometimes we are reproached by the world. In this case, the offerer gets very much merit, but we get very little merit. Those who acquire material goods without making an effort to cultivate and transform one’s mind, then are not easy to reap merit and virtue.
Ví dụ, người cúng, tức là người thí chủ được ví như con dao, người được cúng, tức là hành giả được ví như cục đá mài. Nếu nhận của cúng dường của người thí chủ, hành giả không lo tu tập tinh chuyên, không sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, dùng đồ cúng dường của người thí chủ để làm việc từ thiện không thích hợp, không đúng người, đúng việc, đúng chỗ, và không đúng lúc. Cục đá mài của hành giả càng ngày càng mòn; điều đó có nghĩa là phước đức của hành giả càng ngày càng giảm. Ngược lại, con dao của người thí chủ cúng dường càng ngày càng bén; tức phước đức của người thí chủ càng ngày càng tăng trưởng.
For example, an offerer, viz. benefactor is exampled as a knife, an offered person, viz. practitioner is exampled as a grindstone. If receiving material goods from benefactor, the practitioner who does not worry to cultivate diligently does not live a mindful and awakening life, uses donations of benefactor to do the charitable things inappropriately, not with the right people, the right things, at the right places, and not at the right time. The grindstone of the practitioner becomes more and more worn out; it means practitioner’s merit becomes less and less. Conversely, the knife which is offered by the benefactor becomes sharper and sharper; it means merit of benefactor is increasing more and more.
Phước đức không có hình tướng, nhưng nó biểu hiện qua đời sống tu tập của mỗi chúng ta. Phước đức có thể thấy được qua đời sống an vui và hạnh phúc của tự viện, trong đó thầy và trò là những thức giả và hành giả xuất sĩ nguyện sống cuộc đời tỉnh thức có tình đồng tu, tình huynh đệ, có thời gian tu tập để hoằng dương chánh pháp và làm lợi lạc nhân sanh.
Virtue is invisible, but it is expressed through the cultivated life of each of us. Virtue can be seen via the peaceful and happy life of monasteries, in which teachers and students that are monastic intellectuals and practitioners vow to lead an awakening life with the sentiment of co-practitioner, the sentiment of brother/sisterhood, with the time of cultivation to preach the Dharma, and benefit humanity.
Ý thức các việc ấy rõ được như vậy, chúng ta khéo biết tu tập, sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, biết sử dụng vật chất cúng dường của người đàn việt để làm việc từ thiện thích hợp, thì niềm tin và uy tín của ta tăng trưởng. Khi nghe những việc ta làm chân chánh, mọi người ai nấy đều hoan hỷ phát tâm và ủng hộ cho ta cả vật chất lẫn tinh thần. Hiểu và thực tập được như vậy, thì thầy và trò cùng người đàn việt đều cảm thấy vui trong lòng. Từ đây, an lạc và hạnh phúc có khả năng thấm nhuần và mát dịu thân tâm qua việc hành trì và ứng dụng những lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày một cách uyển chuyển, thích hợp và khéo léo.
Being clearly aware of these circumstances, we who skilfully know to cultivate lead our mindful and awakening lives, know to use material goods which are offered by patrons to do the charitable things appropriately, our confidence and prestige increase. When hearing our right actions, everyone is happy to open their minds and to support us with both material goods and spirit. Understanding and practicing like this, teachers and students, along with patrons, feel happy in their hearts. From there, peacefulness and happiness have the ability to permeate and make their bodies and minds cool and fresh through practice and application of the Buddha’s teachings in their daily lives lissomely, appropriately and skilfully.
Trên đây, người viết nói về việc thừa tự pháp và thừa tự tài vật. Tiếp theo, ông ta nói về mặt tri ân và nhớ ân giữa thầy và trò, trò và thầy trong buổi Lễ Tạ Ơn hay Lễ Thù Ân của Phật giáo.
Chúng ta biết cứ mỗi nữa tháng vào buổi sáng sớm, nhà Chùa thường làm lễ Tạ ơn. Trong buổi lễ này, nhà Chùa có đảnh lễ các ơn như ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; ơn dạy dỗ, trao truyền và hướng dẫn của thầy lành bạn tốt; ơn hỗ trợ và cúng dường của các người đàn việt; ơn dựng nước và giữ nước của những anh hùng dân tộc tại các quốc gia, nơi mình sinh ra, lớn lên, làm việc và đang sống; ơn che chở và bảo hộ của môi trường thiên nhiên; ơn hoằng dương chánh pháp và phục vụ nhân sinh từ xưa cho tới ngày nay của các vị Tổ Sư; ơn tiếp nối và kế thừa của những người đệ tử, vân vân và vân vân.
Above, the writer speaks of inheritance of the Dharma and that of material goods. Next, he talks about thankfulness and gratefulness between teachers and students, students and teachers in Repayment Ceremony or Thanksgiving Ceremony of Buddhism.
We know every month in the early morning, Temples that usually conduct Thanksgiving Ceremony. In this Ceremony, homage is paid to kinds of gratitude, such as gratitude to parents for their giving birth and nurture, gratitude to teachers and students for their teachings, transmissions and instructions, gratitude to patrons for their assistance and donations, gratitude to national heroes in countries where we were born, grow up, work and live for their founding and safeguarding the country, gratitude for defence and protection of natural environment, gratitude to Patriarchs for their preaching the Dharma and serving humanity from ancient times till now, gratitude to disciples for their continuation and inheritance, and so on.
Trong các ơn đó, trong bài viết này, người viết chỉ đề cập tới các mối liên hệ tốt đẹp và mật thiết giữa thầy và trò, trò và thầy mà thôi.
Trong buổi Lễ Thù Ân, ngoài việc xướng và đảnh lễ các ơn trên ra, người hành giả còn đảnh lễ ơn thầy và ơn trò tiếp theo. Để tỏ lòng tôn kính và quý trọng người thầy, người trò đảnh lễ người thầy như thế này. “Đệ tử chúng con nhớ ơn sự che chở, bảo hộ và dạy dỗ của Thầy Tổ, cúi đầu đảnh lễ Phật, Pháp và Tăng thường trú trong nhiều phương.”
In kinds of the foregoing gratitude, in this writing, the writer is concerned only with the close and good relationships between teachers and students, students and teachers.
In Repayment Ceremony or Thanksgiving Ceremony, apart from chanting and expressing homage to kinds of gratitude as above, the practitioner pays respect to the following gratitude to teachers and to students. To express respect and esteem to teachers, students pay homage to their teachers like this. “We disciples who would like to thank our teachers for their defence, protection and tutelage, bow down and pay homage to the Buddha, the Dharma and the Sangha residing permanently in many directions.”
In Repayment Ceremony or Thanksgiving Ceremony, apart from chanting and expressing homage to kinds of gratitude as above, the practitioner pays respect to the following gratitude to teachers and to students. To express respect and esteem to teachers, students pay homage to their teachers like this. “We disciples who would like to thank our teachers for their defence, protection and tutelage, bow down and pay homage to the Buddha, the Dharma and the Sangha residing permanently in many directions.”
Trong quá trình tu và học, người học trò học rất nhiều lời hay ý đẹp, đặc biệt là kinh nghiệm sống và kinh nghiệm tu tập từ người thầy bổn sư. Ngoài vị thầy bổn sư của mình ra, người học trò còn học nhiều điều đạo đức, giáo dục, khoa học, y học, triết học… từ những thầy đạo cũng như thầy đời, những người học trò đều ghi ơn và nhớ ơn họ sâu sắc.
In the course of cultivation and learning, students learn many good words and nice ideas, especially lively experience and meaningful cultivation experience from their first teacher. Apart from their first teacher, students still learn much virtue, education, science, medicine, philosophy, etc. from monastic teachers as well as lay teachers, to whom students are deeply thankful and grateful for their teachers’ teachings, instructions and help.
Theo văn hóa Á châu, đặc biệt là văn hóa của người Việt Nam, những ai mà dạy cho ta một kinh nghiệm ý nghĩa, một lời nói hay, một ý nghĩa hay, một việc làm hữu ích và thiết thực, thì họ là thầy ta cả. Thật vậy, trong giáo dục Phật giáo, người thầy đóng vai trò quan trọng của người chỉ đường, chỉ cho các đệ tử thấy rõ con đường an vui và hạnh phúc. Con đường an lạc này được ví như con đường xa lộ có tám làn xe chạy (lane). Mỗi làn xe chạy tượng trưng cho một điều chân chánh, tám làn xe chạy tượng trưng cho tám điều chân chánh gồm có: “Cái nhìn chân chánh, ý nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, tinh tấn chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh, định tĩnh chân chánh.”[15]
According to Asian culture, especially Vietnamese culture, those who teach us a meaningful experience, a good word, a good meaning, useful and practical work, are our teachers. Indeed, in Buddhist education, teachers play very important roles of guides who show the peaceful and happy path to disciples. This peaceful path is exemplified as a freeway with eight lanes. Each lane represents a right thing, eight lanes that symbolize eight right things include: “Right view, right thought, right speech, right action, right livelihood, right effort, right mindfulness and right concentration”[16]
Tám làn xe được thâu nhiếp trong một con đường, tám điều chân chánh được thâu nhiếp trong an vui và giải thoát; an vui trong tu tập, giải thoát trong hành trì và ứng dụng giáo pháp của đức Thế Tôn vào trong cuộc sống hằng ngày của mình. Một là tám và tám là một là tất cả. Cả tám và một, một và tám đều bổ sung với nhau như hình với bóng. Cả thầy và trò, trò và thầy đều nương tựa và hỗ trợ với nhau trong đời sống tu tập và hướng tới giác ngộ và giải thoát tâm linh như sóng với nước không thể tách rời nhau được. Hiểu và thực hành được như vậy, thì trò cảm thấy hạnh phúc và thầy cảm thấy an vui. Cả thầy và trò đều có khả năng đem lại hoa trái an lạc và hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại.
Eight lanes are gathered in the path, eight right things are gathered in peaceful joy and liberation; peaceful joy in cultivation, liberation in the practice and application of the Dharma of World-Honored One in one’s daily life. One is eight, eight is one and all. Both eight and one, one and eight support together, like an image with its shadow. Both teachers and students, students and teachers, who rely on and assist one another in life of cultivation lead to enlightenment and spiritual deliverance like wave with water, which cannot be separated. Understanding and practicing like this, students feel happy and teachers feel satisfied and joyful. Both teachers and students have the capacity to bring flowers and fruits of peacefulness and happiness in the here and the now in the present life.
Tiếp đến, để tỏ lòng vui mừng khi thấy các người học trò của mình giỏi hơn mình, người thầy khởi tâm niệm động viên và nói như thế này: Con giỏi hơn cha mẹ là nhà có phúc, trò giỏi hơn thầy là trường có phúc, đệ tử giỏi hơn thầy là Chùa có phúc. Dĩ nhiên, nơi nào gia đình và nhà Chùa có phúc, thì nơi đó cha mẹ và thầy tổ giỏi hơn con cái và đệ tử của họ, nhưng chúng ta biết trong giáo dục đạo học cũng như thế học, người ta luôn mong muốn thế hệ đi sau giỏi hơn thế hệ đi trước về khía cạnh tài năng, trí tuệ, đức hạnh… Thực vậy, trong ngữ cảnh giáo dục Phật giáo, nhà trường được xem là Tu viện, nhà Chùa được xem là Tùng Lâm, học trò được xem là đệ tử, những người này có khả năng đem đạo pháp và dân tộc đi về tương lai một cách tươi sáng và vững chãi trên thế gian này.
Next, to express the happy heart when seeing students even surpass teachers, who uprise their mindfulness and encouragement mind say like that: Children are better than parents whose house gets blessed, students are better than teachers whose school gets blessed, disciples are better than masters whose Temple gets blessed. Of course, where their family and Temple get blessed, there parents and teachers are more advanced than their children and disciples, but we know in secular education as well as spiritual education, people always expect the next generation to be better than the previous generation in matters of talent, wisdom, virtue, etc. Indeed, in the context of Buddhist education, the school is considered as a Monastery, the Temple is considered as a Vihara, students are considered as disciples, who have the ability to bring the Dharma and the people to the future brightly and forthrightly in the word.
Next, to express the happy heart when seeing students even surpass teachers, who uprise their mindfulness and encouragement mind say like that: Children are better than parents whose house gets blessed, students are better than teachers whose school gets blessed, disciples are better than masters whose Temple gets blessed. Of course, where their family and Temple get blessed, there parents and teachers are more advanced than their children and disciples, but we know in secular education as well as spiritual education, people always expect the next generation to be better than the previous generation in matters of talent, wisdom, virtue, etc. Indeed, in the context of Buddhist education, the school is considered as a Monastery, the Temple is considered as a Vihara, students are considered as disciples, who have the ability to bring the Dharma and the people to the future brightly and forthrightly in the word.
Khi đào tạo các thế hệ tuổi trẻ, các người cha, người mẹ và người thầy luôn mong muốn các người con, người học trò và người đệ tử của mình giỏi hơn mình. Với cái nhìn trong sáng về tương lai, các thế hệ đi sau mà giỏi hơn các thế hệ đi trước, đặc biệt là tài năng, trí tuệ và đức hạnh, thì họ có khả năng xây dựng và phát triển đạo pháp và dân tộc, quốc gia và thế giới bằng con đường đức trị, cụ thể là pháp học, pháp hành, pháp hiểu và pháp lạc. Hiểu và thực hành được như vậy, mọi người đều nếm được an vui và hạnh phúc trong giáo pháp của đức Thế Tôn.
In training the young generations, fathers, mothers and teachers always wish their children, students and disciples to be better than them. With a bright view of the future, the next generations are better than the previous generations, especially in talent, wisdom and virtue, they have the ability to build and to develop the Dharma path and the people, the nation and the world by the path of moral rule, namely the Dharma learning, the Dharma practice, the Dharma understanding, and the Dharma joy. Understanding and practicing like this, everyone tastes peaceful joy and happiness in the Dharma of World-Honored One.
Trong đời sống hằng ngày, ứng dụng và thực hành lời Phật dạy một cách đều đặn, vững chãi và thảnh thơi, hướng về đức Phật tự tâm, người thầy khởi tâm xướng và đảnh lễ như sau: “Đệ tử chúng con nhớ ơn các vị đệ tử, những người có công tiếp nối ánh sáng của chánh pháp, cúi đầu đảnh lễ Phật, Pháp, Tăng thường trú trong nhiều phương.”
In everyday life, applying and practicing the Buddha’s teachings regularly, steadily and relaxedly, calling upon the Buddha in himself, the master nurtures his mind to chant and pay homage as follows: “We disciples who are grateful to our disciples for their linkage of the light of the Dharma, bow down and pay homage to the Buddha, the Dharma and the Sangha residing permanently in directions.”
Thật vậy, chọn cho mình hướng đi trong sáng, an lạc và tự do, cả thầy và trò nguyện cùng nhau thắp sáng lên ngọn đuốc của chánh pháp, thắp sáng lên ngọn đuốc của tình thương cho các thế hệ hiện tại cũng như các thế hệ tương lai. Các vị là những người hành giả đích thực có khả năng đem lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân trên khắp hành tinh này.
Indeed, in choosing them the direction of proceeding brightly, peacefully and freely, both teachers and students vow to light up the torch of the Dharma together, light up that of love for the present generations as well as the future generations. They who are authentic practitioners have the ability to bring peace, peacefulness and happiness to themselves and to others all over this planet.
Hơn nữa, là người hành giả tu tập đạo tỉnh thức, trên bước đường tu tập hướng thượng và hướng thiện, hướng tới an vui và giải thoát, hướng tới an lạc hạnh phúc cho tự thân và cho tha nhân, cả thầy và trò luôn luôn hiểu và nhận diện những ý nghĩ, lời nói và việc làm chánh niệm của mình trong từng hơi thở và cử chỉ tỉnh giác của mình.
Moreover, as practitioners cultivating the awakening path, rising on the cultivation path to upper and to good, to peaceful joy and liberation, to peacefulness and happiness for themselves and for others, both teachers and students always understand and recognize their mindful thoughts, speeches and actions in every breath and gesture of their awareness.
Mỗi năm, trong ba tháng An Cư Kiết Hạ của Tăng đoàn, có một ngày kết thúc khóa tu ba tháng, ngày kết thúc đó được gọi là ngày hoan hỷ, tức là ngày Tết của chư vị xuất Sĩ, chư vị tham gia với nhau để làm lễ nhận diện những điều chánh niệm của mình. Trong những vị ấy, đặc biệt là thầy và trò, trò và thầy cùng nhau hiện diện nơi Đạo Tràng trang nghiêm và thanh tịnh mặt đối mặt với nhau bày tỏ tấm lòng quý kính của mình và nói rằng:
Every year, in three months of the Sangha’s Summer Retreat or Raining Retreat (Vassa), there is the ending day of a three-month retreat, that ending day is called the joyous day, Tet holiday of Monastics, who join together with each other to recognize their mindful activities. Among those Monastics, especially teachers and students, students and teachers that are present together in the solemn and pure Dharma Center come face to face with one another to express their grateful and respectful hearts and say:
“Trong những ngày tu tập với Đại Chúng, nếu mình tạo ra những điều gì chánh niệm hoặc thiếu chánh niệm, xin các bạn đồng tu hoan hỷ chỉ cho mình những điều tốt để mình biết cách phát huy và tăng trưởng; những điều không tốt để mình biết sửa đổi và chuyển hóa chúng. Nơi đạo tràng này, mình xin chân thành biết ơn ghi nhận những điều chỉ giáo của các bạn đồng hành. Xét thấy nếu mình có những điểm yếu kém do thiếu chánh niệm gây ra, mình hứa với lòng mình nguyện không lập lại lỗi lầm xưa, hoặc nếu mình thực hiện những điều tốt và lợi ích do chánh niệm hình thành, thì mình dặn với lòng mình cố gắng duy trì và phát huy những điều lợi ích đó để đem lại an và hạnh phúc cho số đông.”
“In the days of cultivating with the Great Assembly, if I have done something mindful or deficiently mindful, I beg co-practitioners to kindly show me the good things in order that I may know how to uphold and increase them; the non-good things in order that I may know to correct and transform them. In this Dharma Center, I would like to acknowledge my sincere gratitude to my fellow practitioners for their instructions. Realizing that if I have weaknesses caused by deficient mindfulness, I promise to vow not to repeat my old mistakes, or if I have the good and beneficial things formed by right mindfulness, I tell my heart to try to uphold and promote the benefits to bring peacefulness and happiness to the many.”
Hiểu và thực hành được như vậy, thì cả thầy và trò, trò và thầy có thể cùng nhau góp phần đem đạo vào đời và giúp đời thêm vui bớt khổ. Trong cuộc sống hằng ngày, khi những người cư sĩ và người xuất sĩ hiểu và áp dụng những lời dạy của đức Thế Tôn một cách uyển chuyển, chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi, thì chư vị có khả năng đem lại an lạc và hạnh phúc cho mình, cho người thân người thương của mình trong tự viện, trong gia đình và trong xã hội.
Understanding and practicing like this, both teachers and students, students and teachers can contribute together to bringing the Dharma to life and help life add joy and lessen suffering. In everyday life, lay Buddhists and Monastics understand and apply the World-Honored One’s teachings flexibly, mindfully and awakeningly, steadily and relaxedly, they have the ability to bring joy and happiness to themselves, to their relatives and beloved ones in the monastery, in the family and in society.
Tóm lại, qua những gì đề cập ở trên, các mối liên hệ giữa thầy và trò, trò và thầy là những mối liên hệ đặc thù trong giáo dục Phật giáo được nối kết với nhau bằng ý nghĩ, lời nói và việc làm thương yêu và hiểu biết, bằng tình thầy trò, tình huynh đệ, tình pháp lữ, tình đồng tu, tình hộ pháp và hoằng pháp qua việc thực hành và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống hằng ngày của mình để đem lại an lạc và hạnh phúc cho nhiều người.
To sum up, through the above-mentioned things, the relationships between teachers and students, students and teachers are specific relationships in Buddhist education connected with one another by thoughts, speeches and actions of love and understanding, by sentiment of teachers and students, that of Dharma friends, that of co-practitioners, that of the Dharma protection and the Dharma propagation through the practice and application of the Buddha Dharma in their daily lives to bring peacefulness and happiness to many people.
Cả thầy và trò hiểu và thực hành Phật pháp được như vậy, thì an lạc và hạnh phúc có khả năng thấm nhuần và làm mát dịu thân tâm. Từ đây, an lạc của thầy chính là an lạc của trò, hạnh phúc của trò chính là hạnh phúc của thầy. Khi có được an lạc và hạnh phúc, thì cả thầy và trò có khả năng đem lại an lạc và hạnh phúc cho gia đình, cho tu viện, cho học đường và cho xã hội. Và ngược lại, không thực hành được như vậy, thì cả thầy và trò đều không gặt hái được những hạt giống an vui và hạnh phúc.
(Click to watch movie)
Both teachers and students understand and practice the Buddha Dharma like this, peacefulness and happiness have the ability to permeate and to make their bodies and minds cool and fresh. From there, peacefulness of teachers is mainly that of students, happiness of students is mainly that of teachers. When having obtained peacefulness and happiness, both teachers and students have the ability to bring peacefulness and happiness to the family, the monastery, the school, and to society. And conversely, both teachers and students who do not practice like this do not reap their happy and peaceful seeds.
Giáo dục Phật giáo có khả năng giúp thầy và trò, trò và thầy sống đời sống chánh niệm và tỉnh giác, vững chãi và thảnh thơi để nhận diện, tu tập và chuyển hóa những hạt giống không an vui và không hạnh phúc thành những hoa trái an vui và hạnh phúc đích thực ngay bây giờ và ở đây trong cuộc sống hiện tại nếu cả thầy và trò biết cách ứng dụng và thực hành giáo pháp của đức Thế Tôn một cách tinh chuyên vào trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Buddhist Education has the ability to help teachers and students, students and teachers lead their mindful and awakening, stable and relaxed lives so as to recognize, cultivate and transform the seeds of unhappiness and unpeacefulness into flowers and fruits of authentic peacefulness and happiness in the here and the now in the present life if both teachers and students know how to practice and apply the World-Honored One’s Dharma diligently in their daily lives.
Thực vậy, các mối liên hệ mật thiết này có giá trị rất thiết thực ở hiện tại được thắt chặt với nhau bằng chất liệu tu tập, bằng tình tương trợ, tương thân, tương ái, tương kính, hòa hợp và đoàn kết, bằng sự trao truyền và tiếp nối, bằng sự hướng dẫn và kế thừa giáo pháp của đức Thế Tôn một cách chánh niệm và tỉnh giác. Cả thầy và trò, trò và thầy là những hành giả an lạc và giải thoát có khả năng bảo hộ, duy trì và phát triển đạo Phật ở hiện tại cũng như ở tương lai, và có khả năng đưa đạo Phật đi về tương lai một cách xán lạn và huy hoàng trên khắp thế gian này.
Kính chúc Quý liệt vị an trú và thấm nhuần giáo pháp của đức Thế Tôn!
By Thích Trừng Sỹ
Indeed, the close relationships which have very practical values in the present are tied together with one another by the substance of cultivation, by the sentiment of mutual assistance, mutual affection, mutual love, mutual respect, harmony and solidarity, by transmission and continuation, by guidance and inheritance of the Dharma of World-Honored One mindfully and awakeningly. Both teachers and students, students and teachers that are practitioners of peacefulness and liberation have the capacity to protect, uphold and develop Buddhism in the present as well as in the future, and have the ability to bring Buddhism to the future brightly and resplendently all over the world.
May you all dwell in peace and instill the teachings of World-Honored One!
By Ven. Thích Trừng Sỹ
[1] Đề tài này được thuyết trình tại cuộc họp của các thầy giáo thọ trong vùng thường niên tại Tu Viện Sakya ở thành phố Seattle do Pháp Hội Tây Bắc tổ chức vào ngày thứ Bảy, tháng 10, năm 2011.
[2] This tittle which is presented in the the Annual Regional Buddhist Teachers Meeting at the Sakya Monastery in Seattle hosted by the North West Dharma Association on Saturday, October 1st, 2011.
[3] Xem Pāli-English Dictionary. Eds. T. W. Rhys Davids & W. Stede, London: Pāli Text Society, 1921-25. (First Indian reprint, New Delhi: Oriental Books Reprint Corporation, 1975): 11 & 708.
[4] Rousseau J J A. Discourse on the Origin of Inequality. London: 1970: 169.
[6] See Pāli-English Dictionary. Eds. T. W. Rhys Davids & W. Stede, London: Pāli Text Society, 1921-25. (First Indian reprint, New Delhi: Oriental Books Reprint Corporation, 1975): 11 & 708.
[7] Rousseau J J A. Discourse on the Origin of Inequality. London: 1970: 169.
[11] Xem Pháp Cú, kệ số 88, 97, 378...
[12] Dhp. v. 183.
[13] Thích Nhất Hạnh. The Heart of The Buddha’s Teaching. New York: Parallax Press, 1999: 246-7.
[14] See Dhp. v. 88, 97, 378, etc.
[15] Xem Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta) thuộc Tương Ương Bộ (Samyutta Nikaya, 56: 11).
[16] See the Discourse on the Turning of the Dhamma Wheel (Dhammacakkappavattana Sutta) of Connected Discourses on the Truths (Samyutta Nikaya, 56: 11).